Dự kiến, Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tínchỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chếtrao đổi và mua bán tín chỉ này đang ngày càngtăng.
Tại diễn đàn Hội thảo, Tiến sỹ Trần Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Phát triển Dữ liệu và Công nghệ số, Cố vấn chiến lược Excedo Group đã kiến giải về Dự án Nông nghiệp Hạnh phúc. Theo đó, Nông nghiệp Hạnh phúc vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững vừa hình thành giá trị Tín chỉ Carbon lớn cho khu vực sản xuất nông nghiệp. Ước tính với hàng chục triệu ha sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh thái ở Việt Nam sẽ đem lại hàng trăm tỷ đô la Tín chỉ Carbon
Sự kiện do Trung tâm Khoa học và Hợp tác Net Zero Vietnam – Asia (VANZA) phối hợp với Công ty tư vấn Hà Nam Carbon, Viện nghiên cứu Vùng và đô thị (IRUS) và Hà Nam Fabrics tổ chức Hội thảo “Tín chỉ Carbon – Doanh nghiệp bắtđầu từ đâu” đã thu hút nhiều chuyên gia trong ngành và cácdoanh nghiệp lớn quan tâm.
Tại Hội thảo, các diễn giả thảo luận xoay quanh chủ đề: “Thị trường carbon, bù đắp carbon, giảm phát thải và tiếp cận tàichính xanh để phát triển thị trường tín chỉ carbon cùng kinhnghiệm thực tiễn tại một số nước trên thế giới”; “Tầm quantrọng của KTTH và xây dựng văn hóa doanh nghiệp có tráchnhiệm xã hội và môi trường”; “ESG giải mã chiến lược vàthực hành tiêu chuẩn ESG, kinh nghiệm tại doanh nghiệpNhật và cách tiếp cận thúc đẩy thực hiện tại doanh nghiệpViệt Nam”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Hồ Quang Minh - Chủ tịchTrung tâm Khoa học và hợp tác Netzero Việt Nam – Asia chobiết: “VANZA thành lập nhằm mục đích tạo nên một diễn đànhiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hướng đến phát triểnbền vững theo xu hướng Net Zero. Góp phần vào mục tiêuphát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ đã cam kết.
VANZA tổ chức hội thảo với mong muốn chia sẻ nhữngthông tin quý giá từ các chuyên gia, ý tưởng sáng tạo và kinhnghiệm thực tiễn để cùng nhau đem lại giá trị gia tăng chodoanh nghiệp trong quá trình thực hành ESG, chuyển đổixanh, kinh tế tuần hoàn hướng tới Netzero như một xu hướngtất yếu.”
Sức nóng của tín chỉ carbon
Dự kiến, Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi và mua bántín chỉ này đang ngày càng tăng. Chính phủ đặt mục tiêu năm2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon vàvận hành chính thức từ năm 2028; đến hết năm 2027, xâydựng xong quy định quản lý tín chỉ carbon, thí điểm triển khaitrao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Câu hỏi được đặt ra là cácdoanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu từ đâu để đi cùng nhịpvới thị trường trong nước và quốc tế.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã phân tích, kiến giải, luậnbàn về thị trường carbon sẽ mang đến cơ hội hay thách thứcgì cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng các cơ hội từ thị trường tài chính carbon như thếnào trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽgiảm phát thải tiến tới Net zero Carbon vào năm 2050, cònthế giới đang áp dụng các luật chơi về môi trường và thíchứng với biến đổi khí hậu.
Phân tích, bàn luận về chủ đề “Tín chỉ Carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu”, Th.S Thái Trần, Giám đốc công ty Tưvấn Hanam Carbon – chuyên gia đứng Top 5 tư vấn CDM trên toàn thế giới cho biết: “Tham gia vào thị trường carbon là động lực phát triển, đổi mới công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon.
Các doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia tham gia vào thịtrường carbon nhận được lợi ích hai chiều: thực hiện giảmlượng khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững, đồng thờiđược công nhận bằng tín chỉ carbon, thúc đẩy nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉcarbon và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt ngườitiêu dùng. Việc tiếp cận nguồn Tài chính Xanh để hiện thựchóa thị trường chính là cơ hội mà các bên cần nắm bắt”.
Chuyên gia Thái Trần cũng đưa ra khuyến nghị đối với cácdoanh nghiệp Việt, cần tận dụng các cơ hội từ thị trường tàichính carbon như thế nào trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ giảm phát thải tiến tới Net zero Carbon vào2050, còn thế giới đang áp dụng các luật chơi về môi trườngvà thích ứng với biến đổi khí hậu…
Mặc dù thị trường tín chỉ carbon được đánh giá là có tiềmnăng nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề và thách thức. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải chịu thêm nhiều tỷ đôla tiền thuế phát thải Carbon khi xuất sang thị trường châu Âudo ảnh hưởng bởi cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon. Việt Nam cần đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ những “nút thắt” trên, từ dó có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển từ thịtrường này.
Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếucủa thời đại, là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷXXI. Tuy nhiên, các chuyên gia đều thừa nhận việc triển khaitrong thực tế ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh cần phải thay đổi tư duy, nâng caonhận thức và trách nhiệm, điều chỉnh về chiến lược, nguồnlực tài chính, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thể chếhóa các chính sách, công cụ pháp lý để hỗ trợ chuyển đổi nềnkinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Để hội nhập sâu rộng hơn nữa vào ‘sân chơi” quốc tế, từ đónâng cao thương hiệu và vị thế của các doanh nghiệp Việt nóiriêng và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung cần phảibắt đầu từ đâu trong lộ trình này. Ông Mã Thanh Danh, PhóTổng Giám đốc Tập đoàn Kido – Chủ tịch HĐQT Công ty Tưvấn quốc tế CIB chia sẻ : “Kinh tế tuần hoàn là xu hướng, làtheo trend, là tất yếu. Hướng tới phát triển bền vững, doanhnghiệp bắt buộc phải thực hiện.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ nguồn lực thì nênbắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào và làm thế nào để thànhcông? Theo tôi nên bắt đầu từ lãnh đạo, nhà lãnh đạo phảithay đổi quan điểm, dù doanh nghiệp nhỏ nhưng phải nghĩđến môi trường, nghĩ về marketing, về trách nhiệm xã hội. Suy nghĩ về thu hút khách hàng có trách nhiệm, xây dựng vănhóa cùng nhau nghĩ về môi trường, tạo cho doanh nghiệp cóbản sắc, chúng ta nên làm vì hiệu quả sẽ đến từ văn hóadoanh nghiệp.”
Ông Mã Thanh Danh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido – Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn quốc tế CIB chia sẻ tại hộinghị
“Trong một sân chơi hướng về nền KTTH, về tín chỉ carbon, những doanh nghiệp khi cần sản phẩm của mình, trước đâyhọ thường đòi hỏi ISO, còn bây giờ họ sẽ cần tìm doanhnghiệp trong chuỗi liên kết thực hiện KTTH, đầu vào cũngphải KTTH, thì mới có thể thực hiện KTTH khép kín. Vòngtròn khép kín của KTTH sẽ giúp doanh nghiệp lớn, đặc biệtDN xuất khẩu sang thị trường EU.” Ông Mã Thanh Danh chobiết thêm.
Ông Mã Thanh Danh cũng nhấn mạnh, một vòng tròn tuầnhoàn mà sản phẩm được sử dụng, thu gom, tái sử dụng, táichế, càng lâu trong vòng tròn này càng tốt, đó chính là kinh tếtuần hoàn.
Chưa kể quá trình này cần phải biết cách giảm sử dụng nănglượng, xoá bỏ những quy trình bất hợp lý làm tiêu hao nhiềunguyên nhiên liệu, ngay khi thiết kế sản phẩm đã phải tínhđến vòng đời, cách thu hồi, cách tái chế đơn giản và hiệu quảnhất.
Thực hiện kinh tế tuần hoàn chính là bắt đầu từ nhận thức củaông chủ doanh nghiệp, phải hiểu ngay trước mắt có thể chưathu được lợi nhuận nhưng lâu dài và uy tín, thương hiệu đượcthị trường chấp nhận, khả năng cạnh tranh tăng cao so với sảnphẩm cùng loại.
Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững
Phát triển bền vững với công cụ ESG không còn là lựa chọncó hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để tồntại và phát triển. ESG bền vững không phải là xu hướng nhấtthời mà chính là mục tiêu cần thiết của các doanh nghiệpViệt.
Theo các diễn giả phân tích, thực hành ESG hay Net zero sẽgiúp doanh nghiệp có những lợi thế nhất định, thứ nhất là khảnăng tiếp cận được những nguồn vốn với chi phí vốn thấphơn so với doanh nghiệp bình thường. Hai là khoản đầu tư bỏra hôm nay thường được xem là chi phí sẽ chuyển thànhdoanh thu, lợi nhuận sau 5-10 năm. Ngược lại, nếu không đầutư thì chưa tới 5 năm sau sẽ bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng sẽlà động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành các hành độngphát triển bền vững.
Đồng tình với quan điểm này, Ông Trần Nguyễn TrọngNguyên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn vàThương mại Kenzen cho rằng: “Là một thành viên trong xãhội, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là trách nhiệm vàquyền lợi của doanh nghiệp. ESG đã ra đời cùng với bộnguyên tắc đầu tư trách nhiệm (PRI) để thúc đẩy doanhnghiệp, tổ chức đầu tư phải quan tâm, thực hiện các hoạt độngkinh doanh, đầu tư của mình một cách có trách nhiệm với xãhội.
Thúc đẩy thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vịthế, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, giảm rủi ro mà cáctác động môi trường, xã hội, quản trị gây ra. Thúc đẩy thựchiện ESG là nhằm hướng tới đạt được mục tiêu phát triển bềnvững (SDGs), góp phần hiện thực hóa xã hội không carbon (NET ZERO).”
Ông Trần Nguyễn Trọng Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Kenzen
ESG (môi trường - xã hội - quản trị) nổi lên như một công cụđể doanh nghiệp hướng đến bền vững và sau đó đạt được mụctiêu net zero. Doanh nghiệp Việt không thực hành tốt ESG hoặc không sớm triển khai thì 3-5 năm tới sẽ bỏ qua rất nhiềucơ hội. Doanh nghiệp thực hiện tốt ESG sẽ góp phần đạt đượcmục tiêu SDGs, qua đó cải thiện hình ảnh, nâng cao giá trịthương hiệu, thu hút đầu tư.
ESG, tài chính xanh và tín chỉ carbon để hướng tới Netzero
Trong khuôn khổ hội thảo, một tọa đàm trao đổi và thảo luậngiữa các chuyên gia và doanh nghiệp đã diễn ra và làm nónghội trường khi vấn đề về ESG, tài chính xanh, những bướctiến và phương pháp hiệu quả để đạt được tín chỉ carbon vàthúc đẩy sự phát triển bền vững với mục tiêu Net Zero carbon được mổ xẻ nhiều.
Những nội dung về “nút thắt” của thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam cần phải tháo gỡ ra sao để có thể tận dụng tối đa cơhội phát triển từ thị trường này cũng được các chuyên giathẳng thắn đề cập. Tọa đàm cũng chỉ ra hành trình xây dựngmột tương lai bền vững và không carbon cho Việt Nam.
Chuyên gia Thái Trần cũng chia sẻ rằng, các doanh nghiệpViệt, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất tại thị trường Việt Nam khi mua tín chỉ carbon nên ủng hộ tín chỉ carbon củaViệt Nam.
Ngoài ra các chuyên gia cũng nhấn mạnh vào tầm quan trọngcủa việc xây dựng chuỗi cung ứng KTTH khép kín và pháttriển thị trường tài chính carbon. Thành công của kinh tế tuầnhoàn và các doanh nghiệp cũng như của Việt Nam trong thờikỳ chuyển đổi này đều phụ thuộc vào khả năng thích nghi vàáp dụng các giải pháp phù hợp.
Năm 2050, Net Zero trở thành mục tiêu chung và Việt Nam không nằm ngoài nỗ lực đó. Cùng với doanh nghiệp toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những giảipháp sáng tạo để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trườngvà đồng thời tạo ra giá trị kinh tế.
Cuộc đua Net Zero không chỉ là một thách thức, mà còn là cơhội để doanh nghiệp thể hiện cam kết của mình đối với sựphát triển bền vững và hòa nhập vào xu hướng toàn cầu củamôi trường kinh doanh xanh.
VANZA
*Vanza tiên phong trong lĩnh vực Net Zero với giải pháp toàndiện, thực tế, hiệu quả từ đội ngũ chuyên gia với kiến thứcchuyên môn sâu rộng, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong cáclĩnh vực kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, tín chỉ carbon.
*Vanza có chức năng tuyên truyền, đào tạo cho các Hội viên, đối tác, doanh nghiệp, kết nối với các chuyên gia trong nướcvà Quốc tế
*Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến lược sử dụng tàinguyên hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, giảm khí thải. Tạo rasản phẩm và dịch vụ có tính bền vững theo bộ 3 quy chuẩncủa ESG.
*Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước để cónhững chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanhnghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero
*Chia sẽ thông tin, kinh nghiệm về KTTH và NLTT của thếgiới cho các doanh nghiệp Việt Nam để hướng đến Phát triểnbền vững
*Kết nối thương mại, đầu tư giữa các đối tác hội viên, doanhnghiệp với nhau, và với các tổ chức tài chính trong nước vàquốc tế.